Phương pháp điều trị và phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả

huyết khối tĩnh mạch sâu

Với các biến chứng gây nguy hiểm như tắc mạch phổi – nguyên nhân tử vong ở người có huyết khối tĩnh mạch sâu. Tình trạng này thường xảy ra ở tĩnh mạch sâu trong chân có thể dẫn đến tàn tật thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, huyết khối tĩnh mạch sâu vẫn có thể phòng ngừa từ trước và điều trị khỏi nếu như phát hiện sớm. Bài viết hôm nay nhà thuốc An Tâm sẽ chia sẻ cho mọi người về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng cũng như các giải pháp phòng ngừa và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu hiệu quả.

huyết khối tĩnh mạch sâu

Căn bệnh tưởng chừng bình thường nhưng lại có thể dẫn đến tử vong nếu không có biện pháp điều trị hợp lý

1. Tìm hiểu chung về huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng nghiêm trọng khi máu đông hình thành từ trạng thái lỏng sang rắn ở tĩnh mạch nằm sâu trong cơ thể. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ các tĩnh mạch trong cơ thể nhưng thường gặp nhất là các tĩnh mạch chi dưới như đùi, cẳng chân,…

2. Nguyên nhân và yếu tố gây bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu xuất hiện bởi các yếu tố: tăng đông máu, ứ trệ tuần hoàn và tổn thương nội mạc của tĩnh mạch.

2.1. Nguyên nhân dẫn đến huyết tĩnh mạch sâu

  • Phẫu thuật: phẫu thuật ngực, bụng, chỉnh hình xương,… Các mạch máu dễ bị tổn thương trong quá trình phẫu thuật gây nên tình trạng máu đông. Hơn nữa, việc nằm ít cử động sau phẫu thuật cũng tăng nguy cơ hình thành máu đông.
  • Bệnh ác tính: phổi, ung thư tụy, buồng trứng, tinh hoàn, vú, tiết niệu, dạ dày,… đi kèm sự gia tăng đông máu.
  • Chấn thương gãy đốt sống, xương đùi,… Thành máu tổn thương có thể thu hẹp, ngăn chặn dòng chảy của máu, tăng nguy cơ hình thành nên máu đông.
  • Bất động kéo dài hình thành nên huyết khối do ứ trệ tuần hoàn.
  • Rối loạn đông máu bẩm sinh.
  • Bệnh suy tĩnh mạch.

2.2. Yếu tố nguy cơ 

  • Mang thai: cản trở lưu lượng máu chảy về tim gây ra ứ trệ tuần hoàn và tăng tình trạng đông máu.
  • Điều trị thay thế với hormon estrogen hay kéo dài thuốc ngừa thai.
  • Béo phì, có tiền sử trong việc nhồi máu cơ tim, suy tim ứ huyết, đột quỵ.
  • Tiền sử từng bị mắc huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Hút thuốc lá, ít vận động.
  • Tuổi tác: xu hướng tăng nguy cơ mắc theo độ tuổi.

huyết khối tĩnh mạch sâu

Cần hiểu rõ các triệu chứng và dấu hiệu để kịp thời điều trị

3. Triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu đa số không có triệu chứng, tuy nhiên vẫn có thể có các dấu hiệu sau:

Đa số các trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu đều không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể có các triệu chứng như sau:

  • Đau ở mức độ nhẹ, dữ dội và càng tăng khi đi lại.
  • Thay đổi vùng da bị huyết khối tĩnh mạch sang xanh đen hoặc màu bất thường.
  • Sưng, cảm giác nặng nề dễ dàng thấy sự thay đổi khác biệt giữa hai bên.
  • Có thể sốt từng cơn thường xuyên.
  • Vùng da bị huyết khối tĩnh mạch sâu thường nóng hơn vùng da khác.
  • Cảm thấy giãn tĩnh mạch nông.
  • Khó thở, ho nhiều và đôi khi ra máu, tức ngực,…
  • Thở gấp, đau khi hít vào.

4. Biến chứng tác động của huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xuất hiện trên nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

  • Thuyên tắc phổi: động mạch phổi tắc nghẽn do huyết khối di chuyển theo dòng máu đến phổi gây tắc mạch phổi.
  • Hội chứng viêm nhiễm tĩnh mạch sau huyết khối: Tình trạng này bao gồm các triệu chứng như: phù nề chân, đau chân và đổi màu da.
  • Gây lở loét da dưới tĩnh mạch bị huyết khối.

5. Biện pháp chẩn đoán, điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu

5.1. Biện pháp chẩn đoán

– Siêu âm:

  • Đây là xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất.
  • Sử dụng sóng âm thanh tạo ra hình ảnh tĩnh mạch và động mạch để xem cách máu chảy qua chúng.
  • Nếu có huyết khối, hình ảnh của dòng chảy sẽ bị gián đoạn.

– Chụp X-quang tĩnh mạch:

  • Nếu không siêu âm mà không thể kết luận thì bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang tĩnh mạch.
  • Thuốc nhuộm tiêm vào tĩnh mạch được nghi ngờ giúp tĩnh mạch hiển thị rõ hơn và dễ dàng nhìn thấy hình ảnh dòng chảy của máu bị gián đoạn.

– Kiểm tra D-dimer:

  • Xét nghiệm đo sự hiện diện của chất được giải phóng khi huyết khối vỡ ra.
  • Nếu nồng độ này cao và bạn có yếu tố nguy cơ thì có thể bạn bị đông máu, còn nếu bình thường và yếu tố nguy cơ thấp có thể bạn không bị.
  • Xét nghiệm này cũng có thể là dấu hiệu của yếu tố khác như đột quỵ, thuyên tắc phổi, mang thai hoặc nhiễm trùng, vì thế bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm thêm để chẩn đoán được chắc chắn hơn.

5.2. Biện pháp điều trị

– Thuốc:

  • Heparin, Enoxaparin (Lovenox), Warfarin (Coumadin), Fondaparinux (Arixtra), Pradaxa 150mg được kê để chống đông máu.
  • Thuốc đông máu có tác dụng khiến máu loãng hơn từ đó khó đông hơn. Ngoài ra, nó còn giữ cho máu đông càng nhỏ càng tốt và giảm khả năng phát triển máu đông.
  • Nếu thuốc chống đông không có tác dụng và huyết khối tĩnh mạch sâu càng nghiêm trọng thì bác sĩ có thể kê thuốc làm tan huyết khối.
  • Thuốc tan huyết khối có cơ chế hoạt động là phá vỡ máu đông và được dùng qua đường tĩnh mạch.

– Vớ áp lực y khoa:

  • Nếu nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao thì việc vớ áp lực y khoa sẽ giúp ngăn ngừa sưng tấy và giảm nguy cơ hình thành máu đông.
  • Vớ áp lực y khoa dưới đầu gối hoặc ngay trên đầu gối, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn mang vớ mỗi ngày.

huyết khối tĩnh mạch sâu

Vớ áp lực y khoa sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn

– Màng lọc:

  • Nếu bạn không thể dùng thuốc chống đông máu thì bác sĩ sẽ chỉ định đặt màng lọc trong tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch chủ) ở bụng.
  • Cách này sẽ ngăn ngừa thuyên tắc phổi bằng cách ngăn chặn máu đông xâm nhập đến phổi.
  • Tuy nhiên, biện pháp này cũng có rủi ro vì nếu màng lọc để quá lâu sẽ làm tăng rủi ro huyết khối tĩnh mạch sâu. Do đó, màng lọc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn cho đến khi giảm nguy cơ huyết khối tắc mạch và có thể dùng thuốc đông máu.

– Phẫu thuật:

  • Trường hợp máu đông rất lớn hoặc máu đông có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như tổn thương mô.
  • Trong cuộc phẫu thuật cắt bỏ huyết khối, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch 1 đường vào mạch máu. Sau khi xác định vị trí và loại bỏ máu đông, họ sẽ sửa chữa mạch máu cũng như mô lại.
  • Đối với một số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng quả bóng bơm nhỏ để giữ mạch máu mở trong quá trình loại bỏ máu đông.

6. Các giải pháp phòng ngừa

6.1. Thói quen hạn chế sự phát triển của huyết khối

– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, tuân thủ theo hướng dẫn từ bác sĩ điều trị:

  • Cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu cơ thể có biểu hiện bất thường.
  • Thăm khám định kỳ để có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe cũng như diễn biến của bệnh. Khi đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Thường xuyên đi bộ để cải thiện được lưu lượng máu, việc đi bộ ngắn mà thường xuyên sẽ tốt hơn đi bộ dài một lần.
  • Không uống rượu bia, hút nhiều thuốc lá và các chất kích thích.
  • Quản lý tốt huyết áp và duy trì cân nặng vừa phải.
  • Khi di chuyển đường dài (trên 6 giờ), cần thường xuyên co duỗi chân, đeo tất để áp lực y khoa lên gối.

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng:

  • Ăn uống thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao.
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế tiếp thu thực phẩm chứa nhiều vitamin K làm giảm khả năng ngăn ngừa đông máu.

6.2. Giải pháp phòng ngừa

  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Đi bộ và vận động mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước.
  • Không nên ngồi yên trong khoảng thời gian dài.
  • Không bắt chéo chân khi ngồi.
  • Không uống rượu bia, hút nhiều thuốc và sử dụng chất kích thích.

Cần hiểu rõ các triệu chứng và dấu hiệu để kịp thời điều trị

Các giải pháp ngăn ngừa bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về huyết khối tĩnh mạch sâu, nhà thuốc An Tâm hy vọng rằng bạn sẽ có thêm kiến thức hữu ích về bệnh lý này để có thể những giải pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu giải đáp thắc mắc hay mong muốn tư vấn về các loại thuốc chống đông máu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hộp thư lienhe@nhathuocantam.org hay gọi trực tiếp hotline 0937 54 22 33 để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *