Các hình thức đấu thầu và những yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu

Tại sao nhà dự thầu phải chứng minh nguồn lực tài chính khi đấu thầu? Những yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu.

Trong kinh doanh, mọi người không còn xa lạ đối với những thuật ngữ như nguồn tài chính, đấu thầu, gói thầu,… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu rõ các hình thức đấu thầu và những yêu cầu về nguồn lực tài chính.

I. Các hình thức đấu thầu

1. Hình thức đấu thầu rộng rãi

Đây được xem là hình thức đấu thầu phổ biến hiện nay, vì hình thức đấu thầu rộng rãi cho phép mời thầu không giới hạn giữa các bên tham gia, cho nên thu hút được rất nhiều nhà dự thầu. Điều này giúp gia tăng sức cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy chất lượng sản phẩm và dịch vụ đấu thầu. 

Hình thức này còn giúp các bên mở thầu có điều kiện so sánh và dễ lựa chọn ra đơn vị nhận thầu phù hợp dựa vào tính chất công trình, đồng thời tránh được tình trạng thông thầu.

2. Hình thức đấu thầu hạn chế

Hình thức đấu thầu hạn chế có tính chất ngược hoàn toàn với hình thức đấu thầu rộng rãi, nghĩa là có rất ít nhà dự thầu được mời tham gia. Các nhà dự thầu này phải có nguồn lực tài chính vững mạnh, có tiềm năng và phù hợp với những tính chất của công trình, sản phẩm hoặc dịch vụ.

Ưu điểm của hình thức đấu thầu hạn chế là quá trình thẩm định, xét duyệt đánh giá diễn ra nhanh và hiệu quả. Còn nhược điểm là việc đấu thầu không công khai nên có thể xảy ra tình trạng cạnh tranh không được công bằng, có sự ưu ái hoặc thiên vị khó kiểm soát.

3. Hình thức chào hàng cạnh tranh

Hình thức chào hàng cạnh tranh bao gồm những gói thầu có giá trị dưới 5 tỷ đồng. Các gói thầu này mua bán các mặt hàng thiết yếu và được thực hiện theo quy định của thông tư số 56 ban hành vào năm 2016.

Để được áp dụng hình thức đấu thầu này, bên mở thầu cần có kế hoạch lựa chọn các nhà dự thầu và kế hoạch dự toán đã được phê duyệt. Đồng thời bên mở thầu cần phải chuẩn bị sản phẩm dự trù và các đơn vị dự thầu phải nằm trong danh sách của hệ thống dữ liệu cơ sở quốc gia.

4. Hình thức chỉ định thầu

Chỉ các nhà dự thầu đã được phê duyệt, có dự toán ngân sách đúng theo quy định và có tên nằm trong cơ sở dữ liệu đấu thầu quốc gia mới đủ điều kiện để tham gia hình thức chỉ định thầu. Các gói thầu này có giá trị không quá 500 triệu đồng, còn đối với gói thầu có vật dụng y tế thì giá trị tối đa là 1 tỷ đồng.

5. Hình thức mua sắm trực tiếp

Các đơn vị dự thầu sẽ được quyền lựa chọn hình thức mua sắm trực tiếp nếu như thắng một trong hai loại đấu thầu: hạn chế hoặc rộng rãi. Đây cũng được xem là một hình thức đấu thầu cạnh tranh, giúp giảm bớt chi phí và tiết kiệm thời gian đấu thầu.

6. Hình thức tham gia cộng đồng

Hình thức tham gia cộng đồng được diễn ra khi tất cả người dân nơi gói thầu thực hiện được tham gia. Những gói thầu này thường được áp dụng vào mục tiêu như xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo,…

7. Lựa chọn nhà thầu

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu gói thầu có tính chất đặc thù riêng thì phải lựa chọn nhà thầu dựa trên quy định thuộc bộ luật đấu thầu. Hình thức này yêu cầu bên mở thầu lên phương án sau đó trình bày lên thủ tướng để tham khảo ý kiến và chờ xét duyệt lựa chọn nhà thầu phù hợp.

II. Tại sao nhà dự thầu phải chứng minh nguồn lực tài chính khi đấu thầu?

Các doanh nghiệp nếu muốn tham gia đấu thầu thì bắt buộc phải chứng minh nguồn lực tài chính. Thủ tục này đóng vai trò quan trọng  và cần thiết nhằm đảm bảo rằng các nhà đấu thầu có đầy đủ năng lực về tài chính, nhân sự, kỹ thuật, thiết bị,… Đồng thời đủ năng lực để đảm nhận dự án và thực hiện theo đúng tiến độ thi công như đã cam kết.

Để có thể chứng minh được nguồn lực tài chính, các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng trong tài khoản ngân hàng luôn có đủ tiền, hoặc có tài sản thế chấp để có thể vay, huy động vốn.

III. Yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu

Trong quá trình chờ thẩm định và xét duyệt hồ sơ mời thầu, các tổ chức, công ty, doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những quy định mà bên mở thầu đưa ra. Tuy nhiên, bên mở thầu cũng không được đề ra các yêu cầu gây bất lợi đối với bên dự thầu, cần phải đảm bảo tính công bằng, không được ưu ái bất kỳ một nhà dự thầu nào.

Đồng thời bên mời thầu không được tự ý điều chỉnh các quy định mang tính cố định đã đề ra trước đó, còn đối với các quy định mang tính linh hoạt thì có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế.

Đối với những gói thầu có thời hạn dưới 1 năm thì nguồn lực tài chính cần để đảm bảo sẽ được tính dựa vào đơn giá của gói thầu nhân với 30%. Đối với các gói thầu có thời hạn trên 1 năm, thì khoảng thời gian thực hiện kéo dài trên 1 năm sẽ được tính dựa vào giá trị của gói thầu thời thời gian thực tế nhân lên 3 lần.

Trong một số lĩnh vực hoặc sản phẩm đặc biệt thì quá trình thẩm định năng lực của nhà dự thầu và yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu sẽ có sự thay đổi linh hoạt dựa trên nhiều yếu tố. Khi đó tỷ lệ giá trị công việc sẽ dao động từ 50%-70% toàn bộ số công việc của gói thầu.

Bài viết trên chia sẻ những thông tin liên quan đến các hình thức đấu thầu và yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu. Pgdtxthuanan.edu.vn hy vọng rằng những thông tin trên sẽ có ích với bạn trong quá trình kinh doanh và tham dự đấu thầu.

Chuyên mục: Kiến thức tài chính

Xem thêm: Bật mí các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *