Toàn cảnh chiến tranh thương mại mỹ- trung. Tình hình hiện nay của cuộc chiến tranh.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã gây ra nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Vậy Chiến tranh thương mại cụ thể là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ-Trung? Để trả lời những câu hỏi trên, hãy cùng pgdtxthuanan.edu.vn theo dõi bài viết sau đây. 

I. Chiến tranh thương mại là gì?

Chiến tranh thương mại là hiện tượng nhiều nước tăng hay tạo ra thuế hoặc các rào cản thương mại với mục đích đáp trả lại rào cản thương mại của các nước đối lập. 

 Một số ví dụ về rào cản thương mại:  Hạn chế xuất khẩu tự nguyện, lệnh cấm vận, hạn chế thương mại,…

II. Nguyên Nhân nào dẫn đến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung?

1. Nguyên Nhân sâu xa

Trung Quốc đang có sự phát triển vượt bậc và có khả năng thay thế Mỹ đứng đầu thế giới về kinh tế. Hiện nay, xét theo PPP (purchasing power parity) Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Nếu đúng như dự báo, năm 2030 GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. 

2. Nguyên nhân cụ thể

2.1 Xảy ra thâm hụt thương mại 

Theo thống kê, Hoa Kỳ xảy ra tình trạng thâm hụt kinh tế trong khoảng 10 năm liên tiếp so với Trung Quốc. Điểm đáng chú ý là tình trạng ngày càng tăng khi Trung Quốc gia nhập WTO. 

Do đó chính quyền Mỹ đã liên tục yêu cầu Trung Quốc giảm thặng dư thương mại. Trung Quốc đáp trả lại rằng Mỹ cần tăng cường hoạt động sản xuất sẽ giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại. 

2.2 “Make America great again!” – Donald Trump

Do chính sách phục hưng kinh tế Hoa Kỳ từ khi TT. Trump lên nhậm chức đã gây ra những xích mích thương mại với Trung Quốc. Ngoài ra, chính sách này còn tạo ra những xích mích ngay cả với những đồng minh của Mỹ như EU, Canada. 

III. Tình hình cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

1. Năm 2018

Chiến tranh chính thức bắt đầu từ khi Mỹ áp thuế tự vệ ở hai sản phẩm máy giặt và pin mặt trời vào ngày 22/01/2018. Vào thời điểm đó Trung Quốc chính là quốc gia sản xuất pin mặt trời lớn nhất thế giới. 

Vào tháng 2/2018, Trung Quốc điều tra chống phá giá và trợ cấp lúa miến nhập khẩu từ Mỹ. Một tháng sau, Mỹ liên tục nhằm vào Trung quốc bằng việc ký lệnh áp thuế thép 25%, nhôm nhập khẩu 10% ở tất cả các quốc gia, khiếu nại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của Trung Quốc, đề xuất biện pháp thuế quan. 

5/2018, các cuộc đàm phán tại bắc Mỹ liên tục thất bại. ZTE ngừng hoạt động chính tại Mỹ. 

Ngày 20/05 sau những cuộc đàm phán, Mỹ hoãn Thuế và Trung Quốc tăng cường mua hàng hóa tại Mỹ. 

Sau một thời gian ngắn, Mỹ áp thuế quan 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ cũng liên tiếp đưa ra những trừng phạt ngay sau đó. Nhiều doanh nghiệp bị cấm kinh doanh tại hai thị trường này. 

Đến tháng 08/2018, thuế đối với các mặt hàng xuất, nhập  khẩu tại hai nước liên tục tăng, áp thuế quan lên đến 50 tỷ USD.

Trung Quốc lần bị cáo buộc can dự vào bầu cử tại Mỹ. Ông Trump sẵn sàng đe dọa tình bạn với ông Tập có thể chấm dứt. 

Ngày 1/12/2018, hai nước tạm thời đình chiến trong 90 ngày. 

2. Năm 2019

Tháng 5/2019, cuộc chiến tranh thương mại xuất hiện những căng thẳng mới. Tập Cận Bình yêu cầu viết lại một số dự thảo thỏa thuận, xóa đi những cam kết trong việc thay đổi luật pháp. Hành động này khiến ông Trump quyết định áp thuế 25% hàng hóa Trung quốc. Để đáp trả lại, Bắc kinh tăng thuế 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.

VI. Cơ hội  và thách thức của Việt Nam trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

1. Hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ

Khi Mỹ và Trung Quốc liên tục áp thuế dẫn đến làm giảm mức xuất nhập khẩu của hai nước với nhau.

Khi bị thị trường Mỹ từ chối, Trung Quốc sẽ tiêu thụ hàng hóa bằng mọi cách để tránh tình trạng lưu kho. Tại Mỹ, trước những hành động đáp trả của Trung Quốc, Mỹ sẽ xuất lượng hàng hóa đó sang các nước láng giềng của Trung Quốc.  Từ đó mà nước ta có được cơ hội tiêu thụ hàng hóa rẻ hơn. 

2. Cơ hội nhảy vào 2 thị trường lớn

Tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc giúp Việt Nam có cơ hội chen chân vào những vị trí còn trống ở cả hai thị trường trên. 

Việt Nam nằm trong top những quốc gia Mỹ có tình trạng thâm hụt thương mại lớn nhất (gần 26 tỷ USD).

Năm 2015, Mỹ hiện đang là thị trường hấp dẫn đối với Việt Nam. Mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng nông nghiệp.

3. Cơ hội nhận được những dòng vốn mới

Thiếu tướng Lê Văn Cương, mối quan hệ giữa Mỹ – Trung căng thẳng khiến cho vấn đề hợp tác giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Châu Âu gặp khó khăn. Khi đó, trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới Châu Âu, Mỹ, Nhật sẽ tìm đến thị trường đầu tư khác. Đây là một trong những cơ hội lớn mà Việt Nam nên nắm bắt để mở rộng thị trường và đón các nhà đầu tư nước ngoài.

4. Thách thức của Việt Nam 

Theo PGS TS Đinh Trọng Thịnh, Khi Mỹ đánh thuế cao với những mặt hàng của Trung Quốc, điều đó đồng nghĩa với việc những hàng hóa tương tự của nước ta cũng có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế. Tương tự, Trung Quốc cũng sẽ làm như vậy với những mặt hàng của nước ta và nhiều nước khác. 

Bằng hình thức liên doanh, Việt Nam đã nhập khẩu một số mặt hàng của Trung Quốc. Từ đó, những mặt hàng này sẽ từ Việt Nam xuất sang Mỹ và các quốc gia khác với danh nghĩa hàng Việt. Do vậy, những mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi những biện pháp kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt. Việc này còn tạo ra trào lưu bảo hộ sản xuất.  

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm rõ hơn về cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cùng những cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải. Hãy theo dõi pgdtxthuanan.edu.vn thường xuyên để cập nhập những tin tức mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *