Thuế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần năm 2022

Thuế chuyển nhượng cổ phần công ty là vấn đề đang được quan tâm đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuyển nhượng cổ phần của mình cho chủ thể khác.

Hiện nay hoạt động chuyển nhượng cổ phần diễn ra thường xuyên, liên tục trong các công ty cổ phần, được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chủ thể tham gia. Vậy làm thế nào để tính được thuế mà chủ thể chuyển nhượng phải nộp? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của pgdtxthuanan.edu.vn để làm rõ các nội dung trên.

I. Khái niệm về cổ phần, góp vốn

Công ty cổ phần là tổ chức kinh tế, được đặt tên, sở hữu tài sản và trụ sở giao dịch, được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật. Cổ phần trong công ty là vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau và có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ nhà đầu tư.

Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp và có quyền chuyển nhượng cổ phần cho người khác.

Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tỷ lệ vốn góp là tỷ lệ giữa phần góp vốn của một thành viên và vốn điều lệ của công ty công ty hợp danh, trách nhiệm hữu hạn.

II. Có phải đóng thuế chuyển nhượng cổ phần không?

Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính thông qua mức thu nhập của người đó, cụ thể:

  • Thu nhập từ việc kinh doanh, có tiền lương, tiền công
  • Thu nhập từ vốn đầu tư, chuyển nhượng vốn, chứng khoán, chuyển nhượng bất động sản
  • Thu nhập từ hình thức trúng thưởng, chuyển giao, chuyển nhượng bản quyền, thừa kế, nhận quà tặng

Quy định về khoản giảm trừ tại Điều 19, 20 Luật thuế thu nhập cá nhân và một số khoản được miễn thuế:

  • Thu nhập giữa chuyển nhượng bất động sản với người thân của nhau
  • Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sở hữu đất trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà, một đất duy nhất
  • Thu nhập từ quyền sử dụng đất được nhà nước giao
  • Thu nhập cá nhân, hộ gia đình từ việc sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp chưa qua chế biến hoặc sơ chế
  • Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp được nhà nước giao đất
  • Thu nhập từ tiền lương làm ban đêm, làm thêm cao hơn so với thời gian làm việc theo giờ, theo ngày được quy định
  • Thu nhập từ lương hưu được quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm hưu trí tự nguyện chi trả
  • Thu nhập từ hình thức học bổng, quỹ từ thiện
  • Thu nhập từ khoản bồi thường theo quy định của pháp luật
  • Thu nhập của cá nhân là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài, hãng tàu vận tải quốc tế của Việt Nam
  • Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, làm việc trên tàu hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ, khai thác, đánh bắt xa bờ.

III. Đối tượng nộp thuế chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông trong công ty cổ phần đều được tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật. Đồng thời, khi chuyển nhượng cổ phần các cổ đông này đều phải nộp thuế bởi:

Quy định sửa đổi bổ sung điểm b, khoản 4, điều 2 tại điều 4 Thông tư 25/2018/TT-BTC có quy định như sau: Thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng chứng khoán gồm trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân. 

IV. Có phải nộp thuế chuyển nhượng cổ phần ngang giá?

Từ ngày 30/7/2015 thông tư 92/2015/TT-BTC được ban hành và yêu cầu thống nhất lại cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần với 1 cách duy nhất. Theo cách tính này thì đối tượng là cổ đông trong công ty cổ phần, việc chuyển nhượng cổ phần dù chuyển nhượng ngang giá vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

V. Hai cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần

Cách 1: Chủ thể là cá nhân đã tiến hành đăng ký thuế, khi làm thủ tục quyết toán thuế  đã được mã số thuế và xác định được thu nhập của từng loại chứng khoán, từ đó nộp thuế theo mức thuế suất là 20%.

  • Thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng cổ phần được tính bằng công thức:

Thuế TNCN = 20% x (Thu nhập tính thuế) = 20% x (Giá chuyển nhượng chứng khoán – giá mua – các chi phí liên quan trong khi thực hiện chuyển nhượng)

  • Công thức tính giá mua là:

Giá mua = Tổng giá bình quân từng loại chứng khoán được bán ra trong kỳ.

Cách 2: Chủ thể là cá nhân chuyển nhượng cổ phần nộp thuế theo thuế suất là 0,1% của giá chuyển nhượng chứng khoán mỗi lần. 

  • Công thức tính thuế thu nhập cá nhân:

Thuế TNCN = 0,1% x giá chuyển nhượng từ chứng khoán của mỗi lần

Lưu ý:

Tại điều 16 thông tư số 92/ 2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung điểm a,b của khoản 2 điều 11 thông tư 11/2013/TT-BTC quy định như sau:

  • Thuế TNCN = giá chuyển nhượng chứng khoán x 0,1%

VI. Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Theo công thức chung, thuế thu nhập cá nhân được tính như sau:

  • Thuế TNCN =  Thuế suất (%) x thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức:

  • Thuế TNCN =  20% x thu nhập tính thuế

VII. Địa điểm nộp thuế chuyển nhượng cổ phần

Quy định tại khoản 6 điều 21 thông tư số 92/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 5, điều 16 của thông tư 156/2013/TT-BTC thì nơi nộp hồ sơ khai thuế cũng chính là nơi nộp thuế chuyển nhượng cổ phần cổ phiếu, cụ thể là cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán khi cá nhân thực hiện việc chuyển nhượng.

VIII. Mức phạt khi nộp chậm tờ khai thuế thu nhập cá nhân chuyển nhượng vốn

1. Phạt cảnh cáo với hành vi nộp hồ sơ quá thời hạn quy định từ 01 đến 05 ngày

  1. Phạt 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quá thời hạn từ 01 đến 10 ngày
  2. Phạt 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quá thời hạn từ trên 10 đến 20 ngày.
  3. Phạt 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quá thời hạn từ trên 20 đến 30 ngày.
  4. Phạt 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ quá thời hạn từ trên 30 đến 40 ngày.
  5. Phạt 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc tình tiết tăng nặng thì mức phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng 
  6. Thời hạn nộp hồ sơ quy định bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  7. Không áp dụng các mức xử phạt này với trường hợp được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ, gia hạn thời hạn nộp thuế.

Trên đây là chia sẻ của pgdtxthuanan.edu.vn về thuế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết được cách tính thuế cũng như giải đáp những câu hỏi liên quan đến vấn đề này.

Chuyên mục: Kiến thức tài chính

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *