Dinh dưỡng cho bệnh rỗng tủy sống. Nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Rỗng tủy sống là bệnh mãn tính hiếm gặp, bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng vận động của các chi (tùy thuộc vào vị trí đốt sống bị tổn thương). Tây y điều trị rỗng tủy sống bằng phương pháp nội khoa và phẫu thuật. Đông y điều trị rỗng tủy sống bằng các loại thảo dược tự nhiên kết hợp với vật lý trị liệu (châm cứu, bấm huyệt). Dù điều trị bằng phương pháp đông y hay tây y thì kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe, tình trạng bệnh, chế độ dinh dưỡng, luyện tập… Các chuyên gia cho rằng: chế độ dinh dưỡng được xem là nhân tố quan trọng đối với việc cải thiện tình trạng bệnh rỗng tủy sống. Vậy bệnh nhân rỗng tủy sống nên ăn gì? Không nên ăn gì? Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn xin được chia sẻ một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bệnh rỗng tủy sống để bạn có thể tham khảo.
Lưu ý: nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của mỗi người sẽ thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, sức khỏe, và thói quen của từng người. Bệnh nhân rỗng tủy sống cũng không nằm ngoài số đó. Người càng lớn tuổi thì nhu cầu dinh dưỡng càng ít. Người vận động nhiều thì nhu cầu dinh dưỡng cao hơn (khoảng 3000 calories) người ít vận động (khoảng 1000 calories).
Bệnh nhân rỗng tủy sống nên ăn gì?
Người bị rỗng tủy sống thường cần nhiều chất đạm hơn bởi họ dễ bị mất dần chất nitơ. Mỗi ngày người bị rỗng tủy sống nên ăn từ 1.5 đến 2gr chất đạm/1kg trọng lượng/ 1 ngày. Chất đạm có nguồn gốc từ các loại cá, trứng, sữa sẽ tăng hiệu quả hấp thu cho người bệnh hơn là các loại chất đạm từ thực vật.
Nên uống đủ nước. Hãy chắc chắn rằng bạn uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho cơ thể hoạt động một cách trơn tru, nước giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và ngăn ngừa táo bón. Nước còn giúp cơ thể hấp thu khoáng chất và dinh dưỡng một cách tốt hơn. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cột sống của bạn bởi vì chất đệm đốt sống thành phần chủ yếu là nước. Thiếu nước sẽ làm tăng sự ma sát giữa cột sống khiến bạn đau lưng hơn.
Theo nghiên cứu thì bệnh nhân rỗng tủy sống cần khoảng 25.000 IU vitamin và khoáng chất mỗi ngày. Các loại vitamin, khoáng chất có nhiều trong các loại rau lá xanh đậm, các loại quả mọng,… Người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều vì như thế cơ thể người bệnh không thể duy trì sự trao đổi chất của tế bào, làm tăng nguy cơ tử vong.
Nên ăn các loại thực phẩm màu cam như: khoai lang, bí ngô, cà rốt. Thực phẩm này giàu beta-carotene có tác dụng bảo vệ và chống lại quá trình oxy hóa và viêm thần kinh.
Bệnh nhân rỗng tủy sống nên bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai. Đây là những thực phẩm giàu canxi, vitamin B12, tạo ra myelin chất bảo vệ sợi trục thần kinh giúp duy trì, bảo vệ xương chắc khỏe.
Nên ăn các loại trái cây có múi như: cam, chanh, bưởi giàu vitamin C giúp cơ thể hấp thu canxi một cách tốt hơn.
Bệnh nhân rỗng tủy sống không nên ăn gì?
Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường không được khuyến khích cho người bệnh nói chung và bệnh nhân rỗng tủy sống nói riêng.
Hạn chế ăn nhiều đường, nhiều muối.
Hạn chế các loại thực phẩm cay, nóng, thực phẩm gây kích thích tiêu hóa và ảnh hưởng đến hệ bài tiết của cơ thể như: ớt, hạt tiêu.
Như vậy phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn vừa đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân rỗng tủy sống. Hy vọng với những lời khuyên này các bạn sẽ lựa chọn cho mình một thực đơn phù hợp, tốt cho sức khỏe giúp thúc đẩy và cải thiện quá trình điều trị bệnh, hạn chế tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
Theo thaythuoccuaban.com