Những ngân hàng nào sắp phá sản ở Việt Nam?

Ngân hàng phá sản là gì? Nguyên nhân khiến ngân hàng bị phá sản và dấu hiệu nhận biết một ngân hàng sắp phá sản.

Ngân hàng nào đang có nguy cơ bị phá sản ở nước ta đang được nhiều người quan tâm. Vì đây là cơ sở giúp bạn đưa ra quyết định nên gửi tiền vào ngân hàng nào. Bài viết dưới đây Pgdtxthuanan.edu.vn sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi ngân hàng nào sắp phá sản ở Việt Nam.

I. Các loại hình ngân hàng hiện nay ở Việt Nam

1. Ngân hàng nhà nước

Vốn đầu tư ban đầu của các ngân hàng này đều có nguồn gốc từ chính phủ, nhà nước và không có bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào góp vốn để thành lập.

Hai hình thức ngân hàng nhà nước hiện nay là:

  • Ngân hàng có 100% vốn đầu tư từ nhà nước: AgriBank, CB Bank, GP Bank, Ocean Bank.
  • Ngân hàng có 50% vốn đầu tư từ nhà nước: Vietcombank, BIDV, Vietinbank.

2. Ngân hàng thương mại cổ phần

Những ngân hàng này hoạt động với mục đích chính là thương mại. Vốn đầu tư của các ngân hàng thương mại sẽ được góp từ nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau.

Các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay là: ACB, VIB, TPBank, ABBank,  Đông Á Bank, MBBank, BaovietBank, TechcomBank, PVcomBank, Nam Á Bank, SHB.

3. Ngân hàng có vốn đầu tư từ nước ngoài

Đây là các ngân hàng có vốn đầu tư 100% từ nước ngoài, nguồn vốn này có thể được đầu tư từ ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính nước ngoài.

Những ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay:

  • Ngân hàng TNHH Hong Leong Việt Nam có vốn đầu tư từ Malaysia
  • Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam có vốn đầu tư từ Úc
  • Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam có vốn đầu từ Hàn Quốc
  • Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam có nguồn vốn từ ngân hàng tại Singapore
  • Ngân hàng TNHH MTV Public Bank Việt Nam có nguồn vốn từ Malaysia
  • Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam có vốn từ quốc gia Anh
  • Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam có vốn tư từ Hàn Quốc

4. Ngân hàng liên doanh

Các ngân hàng này có nguồn vốn được góp từ ngân hàng nhà nước và ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng liên doanh tại Việt Nam là: Indovina Bank Ltd, Vietnam – Russia Joint Venture Bank.

II. Ngân hàng phá sản là gì?

Trong tiếng anh sự phá sản của ngân hàng được gọi là Bank Failure.Việc phá sản xảy ra khi một ngân hàng mất khả năng thanh toán và không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính với khách hàng.

III. Những nguyên nhân dẫn đến ngân hàng bị phá sản

  • Ngân hàng đầu tư nhưng bị thua lỗ trong thời gian dài do đầu tư không có lợi nhuận
  • Giá trị tài sản của ngân hàng giảm mạnh và thấp hơn giá thị trường của các khoản nợ. Dẫn đến việc ngân hàng không thể thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ và người gửi tiền
  • Những biến động bất thường trong thị trường hoặc các rủi ro về tài chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính hình của ngân hàng 

IV. Các dấu hiệu nhận biết một ngân hàng sắp phá sản

Sẽ rất khó để dự đoán một ngân hàng đang có nguy cơ phá sản chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Các dấu hiệu sẽ xuất hiện dần dần và chỉ có những lãnh đạo cấp cao của ngân hàng mới đưa ra được nhận định chính xác.

Tuy nhiên, bạn có thể dựa vào các thông tin cơ bản dưới đây để dự đoán tình hình tài chính một ngân hàng.

  • Những con số được báo cáo mỗi ngày trên bảng báo cáo về công nợ, dư nợ của ngân hàng đó
  • Để có thể đánh giá và dự đoán chính xác bạn cần phải tổng hợp được các báo cáo tài chính của ngân hàng đó trong nhiều năm liền
  • Trong trường hợp khách hàng muốn rút tiền gửi nhưng ngân hàng không thể đáp ứng và tình trạng này xảy ra với tất cả khách hàng ở tất cả chi nhánh, thì có thể ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc gọi vốn.

V. Liệu các ngân hàng tại Việt Nam có phá sản hay không?

Cho đến hiện tại thì ở nước ta chưa có ngân hàng nào bị phá sản, vì ngân hàng nhà nước luôn cố gắng hạn chế không để xảy ra tình trạng phá sản. Bởi nếu một ngân hàng tuyên bố phá sản sẽ gây ra rất nhiều hậu quả, nhưng nước ta vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc khắc phục hậu quả. 

Bên cạnh đó, pháp luật nước ta chỉ có một vài điều khoản đối với trường hợp ngân hàng phá sản. Do đó, ngân hàng nhà nước đã đưa ra giải pháp là sẽ mua lại ngân hàng sắp phá sản.

Ngoài ra, nếu có một ngân hàng bị phá sản thì sẽ làm mất đi niềm tin của người dân. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng họ sẽ chọn những cách trữ tiền khác như tự giữ tiền, mua vàng, mua bất động sản,… 

VI. Tình trạng kinh doanh của các ngân hàng lớn hiện nay

1. Ngân hàng Đông Á

Những thông tin đề cập đến việc ngân hàng Đông Á phá sản đều là thông tin sai sự thật. Vì hiện nay tình hình hoạt động của ngân hàng vẫn ổn định. Ngân hàng Đông Á đã ghi nhận thu hút được nhiều nhà đầu tư vào đầu năm 2020.

2. Ngân hàng SCB

Ngân hàng SCB không thuộc top các ngân hàng lớn tại Việt Nam, nhưng ngân hàng lại nằm trong top các tổ chức tín dụng tư nhân. Hiện nay tình hình kinh doanh của SCB vẫn phát triển ổn định và có sự tăng trưởng trong việc huy động vốn.

3. Ngân hàng Bảo Việt

Thông tin ngân hàng Bảo Việt sắp phá sản được dự đoán dựa trên tỷ lệ nợ xấu của đơn vị tăng đột biến. Tuy nhiên, để xác định một ngân hàng có phá sản hay không cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vì vậy, bạn nên xác định chính xác những thông tin này để tránh bị kẻ xấu lợi dụng.

4. Ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng Vietinbank từng gặp phải biến cố gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, cho nên còn nhiều người vẫn không tin tưởng sự ổn định của đơn vị. Tuy nhiên, hiện nay Vietinbank là ngân hàng thuộc top các ngân hàng lớn và các tỷ lệ có lợi như cho vay, huy động vốn đều tăng trong năm 2020, 2021.

5. Ngân hàng VPBank

Hiện nay, ngân hàng VPBank đang phát triển khá ổn định và có lợi nhuận tăng đều theo từng năm. Đây là dấu hiệu cho ta thấy VPBank không phải ngân hàng sắp phá sản. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu kỹ và không tin tưởng những thông tin vô căn cứ.

VII. Những câu hỏi thường gặp

1. Ngân hàng nhà nước có bị phá sản không?

Ngân hàng nhà nước đang là ngân hàng có tình hình hoạt động ổn định nhất tại nước ta. Đây là ngân hàng có khả năng điều hành và chi phối tất cả ngân hàng trên cả nước. Vì thế, ngân hàng nhà nước bị phá sản là điều không thể xảy ra.

2. Nếu phá sản ngân hàng sẽ đền bù bao nhiêu cho khách hàng?

Đối với trường hợp ngân hàng bị phá sản thì khách hàng sẽ được nhận mức đền bù khoảng 75  triệu đồng. Bên cạnh đó, người gửi tiền còn nhận được một khoảng tiền thanh lý tài sản từ các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, phá sản chỉ là phương án cuối cùng vì ngân hàng nhà nước sẽ tìm ra hướng giải quyết tối ưu nhất đối với từng trường hợp. Nếu một ngân hàng nào đó phá sản sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với nền kinh tế.

3. Ngân hàng có được tự tuyên bố phá sản không?

Ngân hàng nhà nước cho phép ngân hàng công bố và nộp đơn tuyên bố phá sản. Nhưng các ngân hàng sẽ không phải đi đến bước phá sản, vì ngân hàng nhà nước sẽ hỗ trợ sáp nhập ngân hàng có nguy cơ phá sản với ngân hàng khác. Điều này giúp quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo và không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế.

Qua các thông tin trong bài viết Pgdtxthuanan.edu.vn hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức tồn tại và hoạt động của các ngân hàng.

Chuyên mục: Kiến thức tài chính

Xem thêm: Các hình thức đấu thầu và những yêu cầu về nguồn lực tài chính cho gói thầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *