Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam như thế nào?

Những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã đem lại hiệu quả nhất định. Chi tiết các chính sách được đề cập trong bài viết sau.

Nhằm tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước, Chính phủ Việt Nam xem việc khuyến khích đầu tư nước ngoài là chủ trương hàng đầu hiện nay. Vậy, có những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam nào? Chúng đem đến những hiệu quả gì cho nền kinh tế nước ta? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời!

I. Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn cho doanh nghiệp

Tạo lập một môi trường đầu tư hấp dẫn được xem là vấn đề then chốt trong việc thu hút FDI. Môi trường đầu tư có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Mỗi tiêu thức này lại hình thành những môi trường thành phần riêng biệt, có thể kể đến như:

  • Căn cứ vào tính hấp dẫn, người ta có thể chia ra 4 loại môi trường đầu tư: 
  • Môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh cao 
  • Môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh trung bình
  • Môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh thấp
  • Môi trường đầu tư không mang tính cạnh tranh
  • Căn cứ vào phạm vi không gian, chúng ta có 3 loại môi trường đầu tư:
  • Môi trường đầu tư trong nội bộ doanh nghiệp
  • Môi trường đầu tư trong nước
  • Môi trường đầu tư quốc tế
  • Căn cứ vào lĩnh vực, chúng ta có rất nhiều loại môi trường đầu tư có thể kể đến như:  Môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường luật pháp, môi trường văn hoá xã hội,…

II. Đảm bảo những quyền cơ bản của nhà đầu tư

Chính phủ Việt Nam luôn đảm bảo các quyền cơ bản cho nhà đầu tư:

  • Chuyển (gửi) ngoại hối: Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không phải bị bó buộc bởi quy định từ phía nước sở tại. Vì thế, doanh nghiệp có thể chuyển các khoản tiền sau đây về nước một cách tự do: lợi nhuận, vốn đầu tư, gốc và lãi của khoản vay nước ngoài, tiền bản quyền, phí kỹ thuật,…
  • Đảm bảo không tước đoạt: Thông thường, quyền này được quy định tại những điều khoản đầu tiên của Luật đầu tư nước ngoài thông qua việc ký kết hiệp định đầu tư đa phương. 
  • Đảm bảo cho những mất mát: Nhà đầu tư được hưởng quyền này trong những trường hợp sau:

– Chiến tranh: Thông thường, doanh nghiệp sẽ không được đền bù nếu bị thiệt hại do chiến tranh từ bên ngoài gây ra. Tuy nhiên, những thiệt hại do các vấn đề của quốc gia đó như khủng bố, nổi loạn,…thì sẽ được đền bù.

– Quốc hữu hoá: Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị quốc hữu hoá.

– Không chuyển đổi được tiền tệ: Đối với những loại tiền tệ không thể chuyển đổi được, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn cách cân bằng ngoại tệ phù hợp đồng thời hỗ trợ chuyển đổi từ đồng nội tệ sang ngoại tệ.

III. Chiến lược bảo hộ và ưu tiên dành cho nhà đầu tư và người nước ngoài

Chính phủ Việt Nam có những chính sách bảo hộ và ưu tiên dành cho nhà đầu tư và người nước ngoài sau:

  • Tuyển dụng người nước ngoài: chính sách này đảm bảo lợi ích cho các bên đầu tư.
  • Quyền sở hữu trí tuệ: Chính sách đảm bảo quyền sở hữu về sáng chế, thương hiệu là một trong những điều kiện kích thích các nhà đầu tư nước ngoài.
  • Các khoản vay và nguồn trợ giúp từ chính phủ.
  • Đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng: Chính phủ Việt Nam luôn có những chính sách đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong nước với nước ngoài hay giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau hoặc giữa khu vực tư nhân và công cộng. 

IV. Ưu đãi về đất đai cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Đây được xem là một trong những động thái khuyến khích đầu tư hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Động thái này giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng vào khả năng ổn định của các khoản đầu tư cũng như những quyền lợi khác. Nếu việc sở hữu bất động sản không được luật pháp cho phép, Chính phủ luôn tạo điều kiện để các nhà đầu tư có thể sử dụng bất động sản trong một thời gian hợp lý.

V. Giảm thuế

Trong các chính sách ưu đãi tài chính cho doanh nghiệp, Chính phủ thường tập trung vào việc giảm các loại thuế như: thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế TNDN. Cụ thể:

  • Miễn thuế vốn: Chính phủ Việt Nam không thu thuế doanh nghiệp với các khoản chuyển nhượng hay lợi nhuận từ cổ phiếu.
  •  Miễn – giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Sau khi kinh doanh có lãi, các nhà đầu tư sẽ không phải nộp thuế trong một thời gian. Sau thời gian miễn thuế đó, nhà nước sẽ tiến hành giảm thuế.
  • Miễn – giảm những loại thuế thu nhập khác: Các nhà đầu tư sẽ không phải nộp các khoản thuế địa phương như thuế doanh thu, lợi tức.
  • Miễn – giảm thuế nhập khẩu tư liệu sản xuất: Doanh nghiệp không cần nộp thuế khi nhập khẩu các tư liệu sản xuất như: nguyên nhiên vật liệu, máy móc, linh kiện, phụ tùng thay thế,… 
  • Miễn thuế bản quyền: Chính sách miễn thuế bản quyền được áp dụng để khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ vào nước sở tại. 
  • Miễn các loại thuế và chi phí khác, bao gồm: thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia kỹ thuật nước ngoài đang làm việc trong khu vực ưu tiên; thuế doanh thu và các mức thuế đặc biệt đối với doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh,…

VI. Các khoản trợ cấp của Chính phủ

  • Tái đầu tư: Chính phủ có những ưu đãi nhất định cho doanh nghiệp dùng lợi nhuận để tái đầu tư.
  • Trợ cấp đầu tư: Chính phủ cho phép một khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp không phải chịu những nghĩa vụ khi đầu tư trong khoảng thời gian nhất định.
  • Tín dụng thuế đầu tư: Đây là một động thái nhằm khuyến khích và giúp các nhà đầu tư tăng vốn đầu tư của chính phủ bằng cách trợ cấp đầu tư, trả lại các khoản thuế nghĩa vụ mà nhà đầu tư đã nộp nếu họ tái đầu tư.
  • Các khoản khấu trừ khác: Các khoản khấu trừ này dành cho một số ngành đặc biệt. Chính sách này cho phép doanh nghiệp được miễn trừ gấp 2 lần về giá trị cũng như về mặt thời gian ban hành những quy định ưu đãi cho một dự án.

VII. Các khuyến khích đặc biệt

1. Đối với công ty đa quốc gia

Chính phủ luôn có những khuyến khích đặc biệt đối với công ty đa quốc gia. Đồng thời cân nhắc thực hiện những khuyến khích đặc biệt này một cách hợp lý để đảm bảo nguyên tắc “ sân chơi bình đẳng ” cho các doanh nghiệp. Một số khuyến khích đặc biệt như:

  • Công ty đa quốc gia được phép thành lập nhiều công ty cổ phần.
  • Công ty đa quốc gia được hưởng những ưu đãi tương tự như những công ty có tên trên thị trường chứng khoán.
  • Khuyến khích công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ và thành lập các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung tại nước sở tại.

2. Đối với các cơ quan tài chính hải ngoại

Chính phủ Việt Nam có chính sách miễn giảm thuế, nghĩa vụ tài và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của các cơ quan tài chính hải ngoại.

VIII. Các luật tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài

Các quy định này bao gồm những khuyến khích phi tài chính như: cho phép tuyển dụng nhân công nước ngoài không hạn chế, đảm bảo việc chuyển nhượng và hồi hương vốn và lợi nhuận, sở hữu đất đai, cho phép doanh nghiệp bán hàng tiêu dùng trực tiếp đến người tiêu dùng mà không phải thông qua các đại lý bán lẻ.

Như vậy, pgdtxthuanan.edu.vn vừa cùng bạn tìm hiểu về các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong những năm gần đây. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có đầy đủ và chi tiết thông tin về  các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài mà bạn đang quan tâm. 

Chuyên mục: Kiến thức tài chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *