Quy định hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200

Chênh lệch tỷ giá là gì? Nguyên tắc và quy định chênh lệch tỷ giá hối đoái theo thông tư 200?

Trong doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh thường phát sinh bằng ngoại tệ hoặc các khoản công nợ phải thu, trả có gốc ngoại tệ. Vì vậy, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá tại thông tư 200. Cùng pgdtxthuanan.edu.vn tìm hiểu ngay về hạch toán này trong bài viết dưới đây.

I. Kiến thức về quy định hạch toán chênh lệch tỷ giá

Việc theo dõi hạch toán chênh lệch tỷ giá được quy định đầu tiên trong chuẩn mực kế toán số 10 và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, sau đó Thông tư 201/2009/TT-BTC, Thông tư 179/2012/TT-BTC.

Ngày 22/12/2014 Thông tư số 200/2014/TT/BTC ra đời, việc đánh giá giao dịch phát sinh liên quan đến ngoại tệ dựa trên góc độ tiền tệ hoặc phi tiền tệ, một vài điểm mới về nguyên tắc hạch toán ngoại tệ và nguyên tắc xác định khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

II. Chênh lệch tỷ giá là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là sự chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán với tỷ giá hối đoái khác nhau. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Chênh lệch tỷ giá hối đoái hầu hết phát sinh trong 2 trường hợp:

1. Thực tế mua bán, trao đổi hoặc nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ

Chênh lệch tỷ giá hối đoái thường phát sinh trong giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán với đơn vị tiền tệ kế toán. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra tiền Việt Nam theo quy tắc:

  • Bên Nợ tài khoản tiền thì sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ( trường hợp rút ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122)
  • Bên Có tài khoản tiền thì sử dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động

2. Đánh giá khoản tiền tệ có gốc ngoại tệ tại ngày lập bảng cân đối kế toán

Doanh nghiệp đánh giá lại các khoản mục tiền tệ theo tỷ giá hối đoái quy định tại Thông tư số 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 như sau:

  • Tỷ giá giao dịch được áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp giao dịch vào thời điểm lập Báo cáo tài chính.
  • Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước vào thời điểm Báo cáo tài chính được công bố. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá vàng thì tính theo giá mua được quy định bởi các đơn vị kinh doanh vàng theo luật định.

III. Nguyên tắc tiến hành hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

1. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ ở hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu tài chính
  • Doanh nghiệp vừa hoạt động kinh doanh, vừa hoạt động đầu tư xây dựng, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và cuối kỳ thì cũng ghi nhận vào doanh thu và chi phí hoạt động tài chính.
  • Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hay trả cổ tức trên chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vào cuối năm.

2. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ ở hoạt động đầu tư xây dựng 

  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và đánh giá lại cuối năm của khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh lũy kế trên bảng cân đối kế toán trong thời gian đầu.

  • Kết thúc đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng được chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính, doanh tài chính của năm.

3. Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính ở hoạt động nước ngoài.

  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh từ chuyển đổi báo cáo tài chính ở hoạt động nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh lũy kế trên tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái và chỉ được tính vào chi phí tài chính, doanh thu tài chính khi doanh nghiệp thanh toán các khoản đầu tư nước ngoài.

IV. Quy định hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200

Quy định hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200 như sau:

Bên Nợ

  • Lỗ tỷ giá do đánh giá lại các mục tiền tệ gốc ngoại tệ
  • Lỗ tỷ giá do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế, an ninh, quốc phòng
  • Kết chuyển lãi tỷ giá vào chi phí hoạt động tài chính

Bên Có

  • Lãi tỷ giá do đánh giá lại các mục tiền tệ gốc ngoại tệ
  • Lãi tỷ giá do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế, an ninh, quốc phòng
  • Kết chuyển lỗ tỷ giá vào chi phí hoạt động tài chính

Trên đây là những chia sẻ về chênh lệch tỷ giá cuối năm theo thông tư 200 mà pgdtxthuanan.edu.vn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về hạch toán chênh lệch tỷ giá này.

Chuyên mục: Kiến thức tài chính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *