Hướng dẫn chi tiết cách đeo kính áp tròng ban đêm

cach deo kinh ap trong ban dem

Đeo kính áp tròng ban đêm là cách chữa trị các tật khúc xạ của mắt phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này giúp mang lại hiệu quả đối với các loại bệnh về mắt, đặc biệt là cận thị. Nếu bạn vẫn chưa rõ về cách đeo kính áp tròng ban đêm, bài viết sau đây của Mắt kính Nam Quang sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về phương pháp này. 

cach deo kinh ap trong ban dem

I. Kính áp tròng ban đêm là gì?

Trong thực tế, để điều chỉnh các tật khúc xạ của mắt, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp như đặt kính áp tròng, đeo kính hoặc phẫu thuật. Đeo kính là phương pháp phổ biến nhất, tuy nhiên phương pháp này có thể đem lại nhiều bất tiện như bị nhòe mờ khi đi trời mưa, gây khó khăn khi chơi thể thao…

Đối với phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân mắc tật khúc xạ chỉ có thể thực hiện khi đủ 18 tuổi. Vì vậy, hiện nay người ta ưu tiên lựa chọn phương pháp hiệu quả và tiện lợi hơn đó là đeo kính áp tròng ban đêm.

Đây là loại kính có đường kính trung bình dưới 12mm và được đặt trên bề mặt giác mạc của người bị tật khúc xạ. Thông thường, kính áp tròng sẽ được đeo vào buổi tối trước khi đi ngủ và tháo ra vào buổi sáng. 

Khi ngủ, kính áp tròng sẽ kết hợp cùng lực tác động vào mi mắt sẽ hình thành khuôn, làm thay đổi độ cong của giác mạc từ đó góp phần cải thiện thị lực.

cach deo kinh ap trong ban dem

II. Đối tượng nào có thể sử dụng được kính áp tròng ban đêm?

  • Người trong độ tuổi từ 8-40 tuổi đều có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 18 tuổi. 
  • Người có độ cận thị trong khoảng từ 1-6 độ và loạn thị không quá 2,5. Đối với người cận trên 6 độ, việc sử dụng kính áp tròng sẽ phải tùy thuộc vào chu kì của bệnh nhân và độ thích ứng của mắt. Tuy nhiên, rất khó để xác định hiệu quả tối đa của kính áp tròng. Nếu nhu cầu của bạn là không làm tăng độ cận thị thì kính áp tròng vẫn có thể đáp ứng, còn nếu bạn muốn thị lực được hồi phục hoàn toàn thì đeo kính áp tròng ban đêm không phải là lựa chọn tối ưu.
  • Người chưa từng phẫu thuật lasik cũng có thể sử dụng kính áp tròng ban đêm. Tuy nhiên, trước đó bác sĩ sẽ phải tiến hành kiểm tra chuyên sâu cho mắt để đảo bảo mắt của bạn đủ khỏe để có thể sử dụng kính áp tròng. Việc khám này cần rất nhiều thiết bị hiện đại mà không phải bệnh viện nào cũng được trang bị đầy đủ như máy đo địa hình, kính hiển vi…

cach deo kinh ap trong ban dem
Tham khảo các mẫu gọng kính thời trang tại Mắt Kính Nam Quang

III. Ưu và nhược điểm của phương pháp đeo kính áp tròng

1. Ưu điểm thiết thực, vượt trội

  • Kiểm soát sự phát triển của tật cận thị và các tật khúc xạ nói chung
  • Giúp cho người bị tật khúc xạ không còn phải sử dụng kính có gọng hoặc các loại kính áp tròng khác vào ban ngày mà vẫn có thể nhìn rõ. Điều này cũng giúp cho bệnh nhân dễ dàng tham gia các hoạt động thể chất và làm tăng tính thẩm mỹ
  • Phương pháp này phù hợp cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là đối với trẻ em bị mắc tật khúc xạ và bệnh có xu hướng phát triển nhanh
  • Không gây ra các tác dụng phụ

2. Nhược điểm của đeo kính áp tròng ban đêm

  • Loại kính này có thể điều trị cận thị và loạn thị, nhưng không thể điều trị viễn thị.
  • Những người có tiền sử dị ứng hoặc tổn thương trên bề mặt giác mạc không nên sử dụng loại kính này.
  • Những người thường xuyên thưc khuya hoặc thiếu ngủ cũng không nên sử dụng loại kính này. Thị lực có thể không được cải thiện nhiều khi thiếu ngủ.

IV. Các cách đeo kính áp tròng ban đêm

Bạn có thể tự đeo kính áp tròng ban đêm tại nhà theo cách vô cùng đơn giản như sau:

  • Bước 1: Rửa và lau tay sạch sẽ, đảm bảo tay khô trước khi đeo kính.
  • Bước 2: Đặt kính áp tròng vào ngón tay thuận, chú ý chiều của kính khi áp vào mắt phải được quay lên trên.
  • Bước 3: Nhỏ nước bôi trơn để kính dễ dàng áp vào mắt hơn.
  • Bước 4: Nhìn vào gương để có thể đeo kính, kéo nhẹ mi mắt dưới xuống, tròng mắt mở to và áp kính vào mắt. Sau đó chớp mắt nhẹ để điều chỉnh kính vào đúng vị trí.

Trong trường hợp kính bị trật khỏi trung tâm mắt và di chuyển sang một bên, bạn có thể điều chỉnh như sau:

  • Bước 1: Nhìn vào gương để xem kính đang nằm ở vị trí nào
  • Bước 2: Di chuyển mắt theo vị trí ngược lại của kính
  • Bước 3: Chớp mắt để điều chỉnh kính về đúng vị trí, lưu ý không nên dùng tay để điều chỉnh. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho mắt.

Lưu ý:

  • Khi sử dụng lens, bạn phải đảm bảo mắt đang ở tình trạng khỏe mạnh và không bị các vấn đề khác về mắt như khô mắt, đau mắt đỏ,…
  • Nếu khi đeo lens, bạn gặp phải các vấn đề như nóng rát, châm chích hay khó chịu, hãy tháo lens và rửa sạch lại. Nếu các vấn đề trên vẫn tiếp diễn, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
  • Bạn nên đeo kính trung bình khoảng 6-8 tiếng/đêm.
  • Thời gian thích hợp để đeo kính là 15 phút trước khi ngủ.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp phải các trường hợp đỏ mắt hoặc nóng rát khi đeo kính.

cach deo kinh ap trong ban dem

V. Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản kính, hộp đựng kính

1. Vệ sinh và bảo quản kính

  • Vệ sinh tay của bạn trước khi làm sạch kính
  • Đặt kính vào lòng bàn tay, để mặt trong của kính ngửa lên trên
  • Đổ dung dịch vệ sinh kính vào, thực hiện động tác lau kính nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 30 giây, làm tương tự đối với mặt kính bên ngoài
  • Tiếp theo sử dụng nước muối sinh lý để tráng kính lại, lưu ý không sử dụng những loại dung dịch chứa thành phần có hại cho mắt
  • Cất kính vào hộp, đổ nước ngâm kính sao cho ngập hết phần kính rồi đậy nắp

2. Vệ sinh và bảo quản hộp kính

  • Bạn cần đổ dung dịch ngâm kính trước khi cho kính vào hộp.
  • Trước khi làm sạch hộp kính, bạn cần lấy kính áp tròng ra và đổ dung dịch ngâm kính vào.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch sau đó dùng khăn để lau khô hộp kính.
  • Cuối cùng, đổ dung dịch ngâm kính mới vào và bỏ lại kính áp tròng vào hộp. Bạn cần thay dung dịch ngâm kính hằng ngày.

Lưu ý: Bảo quản hộp đựng kính ở những nơi khô ráo, thoáng mát và không sử dụng các loại dung dịch không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

cach deo kinh ap trong ban dem

VI. Kính áp tròng ban đêm có khả năng chữa được cận thị?

Thực tế, việc đeo kính áp tròng ban đêm không thể giúp bạn chữa hoàn toàn cận thị. Chúng chỉ có thể giúp bạn trong việc giảm độ cận trong thời gian ngắn. Khi bạn không sử dụng kính áp tròng nữa, độ cận có thể quay trở lại.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý trong khoảng thời gian đầu sử dụng kính, hiệu quả mang lại có thể chưa thực sự rõ rệt, nhất là đối với những bạn có độ cận cao. Bạn nên kiên trì sử dụng kính khoảng 1-4 tuần. Khi đó, kính sẽ phát huy tác dụng của mình.

VII. Lưu ý khi sử dụng phương pháp đeo kính áp tròng ban đêm

  • Khi quyết định sử dụng kính áp tròng ban đêm, bạn phải đảm bảo kiểm tra đầy đủ các thông số như diop, độ giày giác mạc…
  • Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc bảo quản để tránh nhiễm khuẩn.
  • Trước khi đeo kính, phải vệ sinh và lau tay thật sạch, sử dụng nước rửa kính chuyên dụng để tránh nhiễm trùng mắt.
  • Tháo kính không đúng cách có thể gây ra tình trạng đau, mờ hoặc sưng mắt. Khi gặp các vấn đề này, bạn cần dừng sử dụng kính và đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
  • Khi đeo kính vào ban đêm, bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc trong khoảng 6-8 tiếng để có thị lực tốt vào ngày hôm sau.
  • Thường xuyên đi tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

Trên đây là toàn bộ các thông tin về cách đeo kính áp tròng ban đêm mà Mắt Kính Nam Quang đã cung cấp cho bạn. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn chọn được phương pháp phù hợp cho việc điều trị mắt. Nếu bạn muốn tham khảo thêm các loại kính, hãy truy cập vào website matkinhnamquang.com hoặc liên hệ qua đường dây hotline 0909.10.99.55 – 0933.60.30.38 để được tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *