Các loại thuế nhập khẩu ô tô & cách tính thuế khi mua xe ở Việt Nam

Thuế nhập khẩu ô tô là gì? Ô tô nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu những loại thuế/phí nào? Cách tính thuế/ phí ô tô nhập khẩu hiện nay?
Hiện nay, ô tô nhập khẩu ở Việt Nam có giá cao hơn rất nhiều so với các quốc gia khác bởi phải chịu rất nhiều các loại thuế. Vậy các loại thuế mà một chiếc ô tô nhập khẩu phải chịu là gì sẽ được Finvina.net đề cập ở bài viết này.
1. Thuế nhập khẩu ô tô là gì?
Thuế nhập khẩu ô tô có thể hiểu là việc thu thuế của nhà nước đối với sản phẩm là ô tô (nguyên chiếc) có nguồn gốc xuất xứ từ quốc gia khác được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Cách tính thuế nhập khẩu của ô tô khác so với cách tính thuế nhập khẩu của các mặt hàng khác trên thị trường.
2. Xe ô tô nhập khẩu phải chịu những loại thuế nào?
Theo quy định hiện hành, một chiếc xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc lăn bánh tại Việt Nam phải chịu 8 loại thuế và phí khác nhau. Trong khi đó, xe ô tô lắp ráp trong nước không phải áp thuế nhập khẩu nhưng vẫn phải chịu 7 loại thuế và phí khác.
Cụ thể, một chiếc xe ô muốn lăn bánh sẽ phải chịu các khoản thuế và phí sau:
– Thuế nhập khẩu (Áp dụng cho xe ô tô nhập khẩu từ quốc gia khác, không áp dụng xe lắp ráp trong nước): Các dòng xe đến từ Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đang phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao từ 56% đến 74% giá trị xe.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt: Đây là loại thuế áp lên xe ô tô nhằm mục đích điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, hạn chế tiêu dùng, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước và hạn chế nhập siêu… Tất cả các xe ô tô dù được sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải nộp thuế này. Tùy từng chủng loại, đặc điểm mà mỗi loại xe có mức thuế tiêu thụ đặc biệt khác nhau. Trong đó, mức thuế tiêu thụ đặc biệt thấp nhất dành cho ô tô dưới 9 chỗ chạy bằng điện là 15% giá trị xe, ngược lại, mức thuế cao nhất mà xe ô tô dưới 9 chỗ phải chịu lên tới 130% giá trị xe đối với động cơ dung tích từ 5.000 đến 6.000 phân khối.
– Thuế giá trị gia tăng là 10% giá trị xe, áp dụng cho tất cả các dòng xe. Đây là loại thuế áp dụng cho tất cả các mặt hàng tại Việt Nam, không chỉ riêng ô tô.
– Phí trước bạ: Phí trước bạ xe ô tô khi đăng ký lần đầu là 10% giá trị xe, tùy từng địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có quyền điều chỉnh tăng mức lệ phí trước bạ này. Hiện nay, Hà Nội có mức thu lệ phí trước bạ đối với xe đăng ký lần đầu là 12%, TP Hồ Chí Minh là 10%.
– Phí kiểm định: là phí chi trả cho quá trình kiểm tra chất lượng và độ an toàn của chiếc xe có đáp ứng tiêu chí lưu thông an toàn hay không. Với xe con, phí kiểm định là 240.000 đồng và lệ phí cấp chứng nhận 50.000 đồng.
– Phí bảo trì đường bộ: Là loại phí mà các chủ xe bắt buộc phải nộp để góp phần bảo trì, nâng cấp đường bộ nhằm phục vụ các phương tiện chung tham gia lưu thông. Theo nội dung Thông tư 133/2014/TT-BTC, mức phí bảo trì đường bộ cho xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký tên cá nhân khoảng 130.000 đồng/tháng trong khi đó đối với tên Công ty sẽ là 180.000 đồng/tháng.
– Phí cấp biển ô tô: Đối với xe ô tô dưới 9 chỗ, phí cấp mới biển số ô tô là khác nhau theo từng địa phương, trong đó mức phí cao nhất là 20 triệu đồng (Áp dụng cho khu vực 1 của TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), thấp nhất là 200 nghìn đồng.
– Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc: Đối với xe dưới 6 chỗ không kinh doanh vận tải, mức phí là 437.000 đồng/năm. Còn đối với xe từ 6-11 chỗ không kinh doanh vận tải, mức phí bảo hiểm là 794.000 đồng/năm.
Như vậy, một chiếc xe ô tô nhập khẩu đủ điều kiện lăn bánh tại Việt Nam sẽ chịu 8 loại loại thuế là: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT ,phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, phí cấp biển ô tô và bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Xe lắp ráp trong nước sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu. Ngoài ra, mỗi chiếc xe khi lưu thông trên cầu đường có thu phí thì phải trả phí theo quy định của chủ đầu tư. Một loại thuế nữa mà chủ phương tiện phải chi trả trực tiếp vào giá xăng, dầu là: thuế nhập khẩu (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) và thuế giá trị gia tăng (10%), cùng với thuế bảo vệ môi trường là 3.800 – 4.000 đồng/lít.
Trong thời gian tới, nếu ý kiến đề xuất thu phí xe ô tô vào nội đô của Hà Nội và nội thành TP Hồ Chí Minh được phê duyệt thì ngoài các loại thuế và phí trên, xe ô tô khi vào trung tâm hai thành phố lớn này sẽ phải chịu thêm một khoản phí nữa.
3. Cách tính thuế/ phí xe ô tô nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay
Tổng các khoản thuế/ phí phải chịu khi mua ô tô nhập khẩu tại Việt Nam được tính bằng công thức dưới đây:
Tổng các khoản thuế/ phí = (Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế VAT + Thuế trước bạ) + (Phí đăng kiểm + Phí bảo trì đường bộ + Phí cấp biển + Phí bảo hiểm TNDS bắt buộc)
Ví dụ: Tháng 02-2021, một khách hàng tại Hà Nội muốn mua xe nhập khẩu Mercedes – Benz GLA 250 4 Matic SUV 2021 có giá là 38.230 $ tại Đức (tương đương 881.583.800 đồng, với tỷ giá 23.060 đồng)thì tổng các khoản thuế/ phí khách hàng sẽ phải chịu cụ thể như sau:
TT | Các hạng mục | Tỷ lệ (%) | Thành tiền | Công thức |
1 | Giá trị xe | 881.583.800 | ||
2 | Thuế nhập khẩu | 63.8 | 562.450.464 | (1) x 63.8% |
3 | Thuế tiêu thụ đặc biệt (xe 2.0) | 50 | 440.791.900 | (1) x 50% |
4 | Thuế GTGT | 10 | 188.482.616 | ((1)+(2)+(3))x10% |
5 | Phí trước bạ | 12 | 248.797.053 | ((1)+(2)+(3)+(4))x12% |
6 | Phí kiểm định ô tô (xe 05 chỗ) | 340.000 | ||
7 | Phí bảo trì đường bộ (1 năm) | 1.560.000 | ||
8 | Phí làm biển số | 20.000.000 | ||
9 | Phí BH bắt buộc | 480.700 | ||
Tổng giá trị xe cuối cùng | 2.344.485.535 | (1)+(2)+(3)+(4)+(5)+(6)+(7)+(8)+(9) |
Trên đây là thông tin về thuế mà một chiếc ô tô nhập khẩu phải chịu, cách tính các khoản thuế/ phí và giá trị cuối cùng của chiếc xe sau khi cộng thuế/phí. Hy vọng với thông tin pgdtxthuanan.edu.vn đã cung cấp sẽ giúp ích hơn cho khách hàng đang tìm hiểu và có nhu cầu mua xe ô tô nhập khẩu.
Chuyên mục: Kiến thức tài chính
Xem thêm: